Trang thông tin điện tử

Sở Y tế

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi nhằm nâng cao chất lượng dân số

Xu hướng già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, việc chăm sóc sức khỏe, tạo môi trường thân thiện để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích sẽ tạo ra động lực đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.  

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số. Năm 2021, số người cao tuổi tại Việt Nam chiếm 8,3% tổng dân số (8,16 triệu người cao tuổi). Dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.   

Như vậy, trước những cơ hội và thách thức từ già hóa dân số, việc cần làm hiện nay là tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích tạo ra động lực để người cao tuổi đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. 

Dinh dưỡng là một trong những vấn đề quan trọng để chăm sóc sức khỏe thể chất người cao tuổi: 

Bác sỹ Trần Thị Huyền Trang, Trưởng Khoa dinh dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cho biết“Chế đô dinh dưỡng cho người cao tuổi là một vấn đề cần quan tâm vì khi tuổi càng lớn thì cơ thể sẽ có nhiều thay đổi so với người trẻ bao gồm về hình thái, cấu trúc, chức năng của các bộ phận và thay đổi về chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Ví dụ người cao tuổi sẽ giảm cảm giác thèm ăn, dạ dày bị co nhỏ giảm sự co bóp và tiêu hóa thức ăn. Các chức năng của gan, thận, tụy, hô hấp đều giảm ảnh hưởng đến việc dung nạp chất vào cơ thể.”

Dinh dưỡng cho người cao tuổi phải đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và cân đối các thành phần dinh dưỡng.

“Về năng lượng nhu cầu của người cao tuổi sẽ giảm xuống 2/3 so với người trẻ; tinh bột giảm 10% so với người bình thường. Ưu tiên sử dụng các tinh bộ chứa nhiều chất xơ như gạo lức. Về chất béo nên sử dụng cả hai nguồn động vật và thực vật, trong đó ưu tiên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật. Người cao tuổi nên sử dụng 2 đến 3 lạng rau củ/1 ngày. Ưu tiên sử dụng các loại chứa nhiều vitamin C, E, A, các loại rau quả đậm màu. Nên chú ý uống đủ nước; các thức ăn nên luộc hấp hoặc hầm nhừ, xay nhuyễn. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.” Bác sỹ Trần Thị Huyền Trang cho biết thêm.

 

Ngoài ra, vận động thường xuyên giúp giảm các vấn đề liên quan đến tuổi tác và lão hóa. Luyện tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe, hạn chế mắc các bệnh tim mạch, góp phần làm giảm cân nặng trong trường hợp thừa cân, chống loãng xương, cải thiện cơ lực và các hoạt động chức năng, cải thiện về mặt tâm lý. Bên cạnh đó, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần: thông qua việc làm này có thể giúp người cao tuổi phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tiềm ẩn nếu có./.

                                                                                   Bài, ảnh:  Kim Liên


Thống kê truy cập

Đang online: 127
Hôm nay: 824
Hôm qua: 3.124
Năm 2025: 86.338
Tất cả: 86.349

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH