Trang thông tin điện tử

Sở Y tế

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngày sức khỏe thế giới và vấn đề hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn

Năm 1948, WHO lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Y tế Thế giới. Hội nghị này đã quyết định bắt đầu từ năm 1950 lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm làm ngày Sức khỏe Thế giới. Kể từ năm 1950, Ngày Sức khỏe Thế giới sử dụng một chủ đề và chủ đề khác nhau mỗi năm do Tổng Giám đốc WHO đương nhiệm lựa chọn, dựa trên đề xuất của các chính phủ và nhân viên thành viên. Ngày Sức khỏe Thế giới tạo cơ hội toàn cầu để tập trung sự chú ý vào các vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng có ảnh hưởng đến cộng đồng quốc tế. Chủ đề ngày Ngày Sức khỏe thế giới năm nay là “Sức khỏe cho mọi người”

Để đảm bảo “Sức khỏe cho mọi người”, trong những năm gần đây, những cải tiến trong các dịch vụ y tế, môi trường bảo vệ, phát triển kinh tế và các yếu tố khác có lợi cho sự cải thiện về sức khỏe của mọi người được hướng đến. Xây dựng một thế giới có không khí sạch, nước an toàn và vệ sinh, cung cấp thực phẩm sạch, lành mạnh cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên, có thể thấy, cuộc sống hiện đại, bận rộn, quan điểm về bữa ăn gia đình, đặc biệt ở khu vực thành thị đã có sự thay đổi. Nhu cầu với nhóm hàng hóa tiêu dùng nhanh, thực phẩm chế biến sẵn tăng lên đáng kể. Đối với một bộ phận không nhỏ người dân, thực phẩm chế biến sẵn là những sản phẩm đi liền với đời sống hàng ngày của họ và gia đình. Đây cũng chính là một trong những vấn đề mà Tổ chức Y tế quan tâm và lo ngại hiện nay.

Thực phẩm chế biến sẵn hay còn gọi là thực phẩm đã qua chế biến được dùng để chỉ những món ăn có thành phần và cấu trúc đã bị thay đổi so với trạng thái ban đầu. Điển hình một số loại thực phẩm chế biến thường gặp như cá hộp, thịt hộp, bánh mì, xúc xích, trái cây đông lạnh....

Số người có xu hướng sử dụng thực phẩm chế biến sẵn có xu hướng ngày càng đông, đặc biệt là những người trẻ tuổi, bân rộn. Chị H.M.T (30 tuổi, TP Quảng Ngãi) cho biết, vợ chồng chị đều là công nhân lại có 2 con nhỏ nên rất bận rộn. Chị có thói quen cuối tuần đến các siêu thị gần nhà để mua thức ăn dự trữ tủ lạnh cho tuần tiếp theo. Các thực phẩm chị mua là các loại thịt hộp, cá hộp, mì gói, bún, cháo gói, xúc xích... vì không có thời gian chế biến. Khi được hỏi chị T cũng cho biết, mặc dù biết các thức ăn đóng hộp có chứa nhiều chất bảo quản, thậm chí có những sản phẩm ghi hạn dùng đến 2-3 năm, nhưng "bận rộn mà", đành chịu.

Các thức ăn lề đường, quán xá không còn xa lạ gì với gia đình đô thị, đặc biệt là những đứa trẻ. Để dỗ dành hay tự thưởng bọn trẻ, một phần nhiều trẻ quá bận rộn cho việc học, các mẹ thường xuyên mua pizza, nước ngọt có gas cho con nhỏ ăn uống để tiếp tục ca học tiếp theo. Chưa kể đến các thực phẩm chế biến sẵn thường có giá thành rẻ, màu sắc và mùi vị cuốn hút, điều đó cũng khiến cho các cháu học sinh, các bạn trẻ khó rời mắt.

 Một cuộc điều tra ở Brazil mới đây đã phát hiện 57.000 ca tử vong sớm ở nước này có liên quan đến việc tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến. Việc tiêu thụ những thực phẩm này gia tăng có liên quan đến hơn 10% tổng số ca tử vong sớm có thể dự phòng.

Một trong những cách đơn giản nhất để giảm lượng thực phẩm chế biến sẵn là dùng các loại thực phẩm nguyên chất. Đặc biệt, bạn có thể hoán đổi ngũ cốc tinh chế sang ngủ cốc nguyên hạt. Bên cạnh đó nên sử dụng các loại thực phẩm tươi sống có sẵn tại địa phương.

Thực phẩm đã qua chế biến thường được nhà sản xuất thêm vào các loại hóa chất, phụ gia bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng, duy trì độ tươi ngon và đặc tính tự nhiên của thực phẩm. Điều này rất có hại cho sức khỏe. Chính vì vậy Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi người dân hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn để “đảm bảo sức khỏe cho mọi người” về lâu dài.

                                                                                   Kim Liên


Thống kê truy cập

Đang online: 3
Hôm nay: 833
Hôm qua: 3.124
Năm 2025: 86.347
Tất cả: 86.358

THÔNG TIN CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH