Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19
27/04/2021 17:01 768
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1966/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19. Bộ Y tế khẳng định, giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin là biến cố nặng hiếm xảy ra, gặp nhiều hơn ở […] Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 1966/QĐ-BYT hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hội chứng giảm tiểu cầu, huyết khối sau tiêm vắc xin COVID-19. Bộ Y tế khẳng định, giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin là biến cố nặng hiếm xảy ra, gặp nhiều hơn ở phụ nữ dưới 60 tuổi.
Thuyên tắc huyết khối kèm theo giảm tiểu cầu sau khi tiêm vắc xin COVID[1]19 của Astra Zeneca (AZ) và Johnson & Johnson đã được ghi nhận trong các báo cáo của các Cơ quan quản lý dược và tổ chức giám sát an toàn vắc xin tại nhiều quốc gia. Tổ chức y tế thế giới đã yêu cầu cảnh giác, theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời những biến cố hiếm gặp ở người sau tiêm vắc xin COVID-19 nghi ngờ giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch, đông máu rải rác trong lòng mạch, huyết khối tĩnh mạch não. Biểu hiện lâm sàng thường xảy ra 4 đến 28 ngày sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch sau tiêm vắc xin (VIPIT) là biến cố nặng hiếm gặp, biểu hiện thuyên tắc huyết khối kèm theo số lượng tiểu cầu thấp, xảy ra sau khi tiêm vắc xin. Các nghiên cứu cho thấy sau tiêm vắc xin COVID-19 cơ thể có thể sinh kháng thể kháng yếu tố 4 tiểu cầu (platelet factor-PF4) giống như kháng thể HIT. Phức hợp kháng nguyên kháng thể đó hoạt hoá tiểu cầu quá mức dẫn đến giảm tiểu cầu, gây huyết khối và có thể chảy máu, gặp nhiều hơn ở phụ nữ dưới 60 tuổi.
Tin liên quan
- Bộ Y tế: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trong mùa bão
- 6/10 lọ thuốc kháng độc tố Botulinum đã dùng cho bệnh nhân ngộ độc Pate Minh Chay
- Hướng dẫn phòng tránh ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum
- Chỉ đạo tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường quyết liệt phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Phòng chống dịch COVID-19: Xem xét tạm dừng hoạt động bệnh viện nếu xếp loại “không an toàn”
- CỨU SỐNG BỆNH NHÂN BỊ ĐA CHẤN THƯƠNG, DỊCH TRÀN NGOÀI MÀNG TIM GÂY CHÈN ÉP TIM
- Dịch COVID-19: Nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị bệnh lý tim mạch cho tuyến dưới
- COVID-19: Hướng dẫn chuyển đổi phác đồ thuốc ARV điều trị người nhiễm HIV
- Các bệnh viện phòng chống lây nhiễm dịch bệnh ra sao?