Tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2020
27/08/2020 05:40 255
Ảnh minh hoạ Trong dịp Tết Trung thu, nhu cầu sử dụng các loại bánh, kẹo, nước giải khát, đặc biệt là bánh trung thu tăng đột biến. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, ngày 19/8/2020, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành Công văn số 1901/ATTP-NĐTP về việc tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Trung thu năm 2020.
Theo đó, các địa phương cần chủ động triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, tập trung ưu tiên các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền thống sản xuất tại các làng nghề, cơ sở nhỏ lẻ; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, nếu có dấu hiệu hình sự đề nghị chuyển cơ quan công an để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, giáo dục và truyền thông về an toàn thực phẩm cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng.
Cục An toàn thực phẩm đã hướng dẫn trong việc lựa chọn, bảo quản và sử dụng bánh trung thu an toàn như sau:
Cách lựa chọn bánh trung thu an toàn
Khi lựa chọn và sử dụng bánh trung thu để đảm bảo an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cần chú ý các tiêu chí sau:
- Sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng: có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, bảo quản...
- Sản phẩm phải ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng và còn hạn sử dụng.
- Sản phẩm được bày bán ở những địa điểm kinh doanh xác định, đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thực phẩm như: có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.
- Người tiêu dùng phải sử dụng cảm quan để đánh giá bảo đảm sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.
- Tuyệt đối không lựa chọn, mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm biến dạng, hàng lậu.
Cách bảo quản và sử dụng bánh trung thu
- Bảo quản và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất được ghi trên bao bì hàng hóa của sản phẩm và lưu ý một số khuyến cáo của nhà sản xuất như: đối tượng sử dụng và một số lưu ý khi sử dụng (nếu có).
- Bánh mua về phải được bảo quản ở nơi sạch sẽ, được che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất.
- Chỉ ăn bánh còn hạn sử dụng, không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có màu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ./.
Tin liên quan
- Cảnh báo: 5 loại thực phẩm có chứa chất cấm
- 4 thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo như thuốc chữa bệnh: Người tiêu dùng cần cẩn trọng
- Kiểm tra, giám sát An toàn thực phẩm phục vụ tổ chức giải vô địch quốc gia Marathon tại huyện Lý Sơn
- Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho các hội viên Hội nông dân
- Nóng: Các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ NAVIGOUT, Mr Sun và INSUNA quảng cáo sai sự thật
- Dịch COVID-19: Hướng dẫn mới nhất để đảm bảo an toàn cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
- 7 yêu cầu về an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch COVID– 19 tại bếp ăn cơ sở giáo dục
- Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới
- (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Chỉ thị 17/CT-TTg yêu cầu tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm để phòng chống dịch Covid - 19