Truy cập nội dung luôn
SỞ Y TẾ

TỈNH QUẢNG NGÃI

Thạch quyết minh - vị thuốc từ biển trị bệnh về mắt

18/02/2020 09:36    246

Suckhoedoisong.vn - Là thức ăn bổ dưỡng và sống ở sâu dưới biển bào ngư là món ăn được giới nhà giàuyêu thích.vỏ của loài động vật thân mềm này còn được dùng làm thuốc với tên gọi là thạch quyết minh.

Tên gọi khác: Ốc khổng, Cửu khổng, Bào ngư, Cửu khổng hoa.

Tên khoa học: Haliotis sp, họ: Bào ngư (danh pháp khoa học: Haliotidae)

Thạch quyết minh là vỏ phơi khô của các loại bào ngư. Tên gọi này xuất phát do bề ngoài của dược liệu giống như đá và có tác dụng minh mục (làm sáng mắt).

Mô tả dược liệu

Bào ngư là động vật sinh sống ở vùng nước mặn, thuộc ngành nhuyễn thể.Bên ngoài được bao bọc bởi lớp vỏ cứng, dẹt và có nhiều lỗ nhỏ ở mép để không khí lưu thông.Lớp vỏ có màu nâu sẫm, nhám và có lớp óng ánh ở mặt trong (lớp xà cừ).

Chân bào ngư dính với phần thân và bám vào xung quanh mép vỏ.Khi bị bắt hoặc đe dọa, chân sẽ rút vào bên trong vỏ. Bên cạnh đó, chân bào ngư cũng bám chặt vào đá để tránh bị xô dịch do sóng biển. Thức ăn chính của loại động vật này là rong rêu.

Bộ phận dùng

Thịt bào ngư được dùng để chế biến món ăn giúp bồi bổ sức khỏe, vỏ được dùng để chế thành dược liệu, còn được gọi là thạch quyết minh.Thịt bào ngư được phơi khô và chế biến thành món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ và nâng cao sức khỏe.

Thạch quyết minhBào ngư

Phân bố

Bào ngư sống chủ yếu ở những vùng ven biển có rạn đá ngầm và các vùng hải đảo.Loài động vật này chỉ ưa sống ở những nơi nước biển có độ mặn cao và sâu từ 2,5m - 11m.Trên các rạn đá bào ngư sinh sống thường được phủ một lớp bùn mịn và có nhiều rêu đá.Trước đây bào ngư được đánh bắt chủ yếu là sống tự nhiên nhưng hiện nay đã bắt đầu được nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Thu bắt - bào chế

Bào ngư được khai thác tại các đảo như Cát Bà, Cô Tô, chân núi đèo Ngang và nhiều nhất ở Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là vào tháng 7 - 10 hàng năm.

Sau khi bắt về, đem bào ngư rửa sạch rêu và đất cát, tiếp tục rửa lại bằng nước muối pha loãng. Sau đó cạy vỏ, phơi khô để dùng thuốc, thịt bào ngư phơi khô để chế biến món ăn bồi bổ sức khỏe.

Sau khi được phơi khô, thạch quyết minh sẽ được tán nhỏ và bảo quản để dùng dần.

Ở một số nơi, dược liệu thường được nung lên để dễ tán nhỏ.Ngoài ra, một số nơi đem bào ngư mới bắt về rửa sạch và nấu cho chín, sau đó bóc lấy vỏ và ruột.Vỏ đem rửa sạch muối và phơi khô.

Bảo quản: Nơi thoáng mát và khô ráo.

Thành phần hóa học: Thạch quyết minh chứa phần lớn là các vô cơ như muối canxi và canxi carbonat. Trong thịt bào ngư chứa 0.44% chất béo, 24.8% protein và 73% nước.

 

Tính vị: Vị mặn, tính bình. Quy kinh vào kinh phế và can.

Tác dụng dược lý

Y học cổ truyền

- Tác dụng: Thanh can, minh mục, tiềm dương và bình can.

- Chủ trị: Giảm thị lực do viêm thần kinh thị giác, viêm kết mạc cấp tính, can phong nội động gây đau đầu chóng mặt, hoa mắt, can dương vượng…

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

- Dược liệu có tác dụng an thần và được ứng dụng để chữa chứng mất ngủ.

- Thạch quyết minh nung có tác dụng cầm máu, thu liễm, giảm đau và giảm chua.

Cách dùng - liều lượng: Thạch quyết minh được dùng ở dạng sắc và dạng bột. Nếu dùng ở dạng sắc nên dùng 15 - 30g/ngày và 3 - 6g/ngày nếu dùng dạng bột.

Các bài thuốc chữa bệnh từ thạch quyết minh:

Dược liệu thạch quyết minh được dùng để trị các chứng bệnh về mắt như đau mắt đỏ, mắt có màng mộng,…

1. Chứng đau mắt ra ngoài bị chói: Cam thảo, cúc hoa, thạch quyết minh mỗi thứ 4g. Sắc với 800ml nước, còn lại 200ml nước.Chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

2. Quáng gà và thong manh: Thủy phi và thạch quyết minh (cạo sạch vỏ đen rồi tán nhỏ), gan lợn hoặc gan dê 1 cái. Cho thuốc bột vào gan và đun sôi cho chín.Dùng nước xông mắt, sau đó ăn gan và nước.Ngày dùng 1 lần cho đến khi khỏi.

3. Hoa mắt chóng mặt do can dương thịnh: Bạch thược, kỷ tử và đương quy mỗi thứ 12g; thiên ma và câu đằng mỗi thứ 8g; hạ khô thảo 16g, cúc hoa 10g, thạch quyết minh 20g. Đun sôi với 800ml nước, còn lại 200ml. Chắt lấy phần nước sắc, chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

4. Chóng mặt, đau đầu và hoa mắt: Nữ trinh tử, bạch thược và ngưu tất mỗi thứ 12g; mẫu lệ và thạch quyết minh, sinh địa mỗi thứ 16g; cúc hoa 8g. Sắc với 800ml nước, còn lại 200ml nước.Chia thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.

6. Can tạng tích nhiệt, mắt sưng đỏ và chảy nhiều nước: 5 chỉ mộc tặc, 0,5 lượng sơn chi tử, 0,5 lượng khương hoạt, 1 lượng thạch quyết minh (sao vàng), 0,5 lượng hạt muồng, 1 phân kinh giới (rửa sạch), 0,5 chỉ thanh tương tử (sao vàng) và 0,5 chỉ thược dược và 1 phân đại hoàng (nướng). Đem các dược liệu nghiền nhỏ, chia thành nhiều lần uống và dùng với nước ấm.

9. Mắt bị màng che gây giảm thị lực: 2 lượng kinh giới tuệ, 2 lượng tật lê tử (sao vàng, bỏ gai), 1 lượng thạch quyết minh (nung lửa), 1 lượng lá bạc hà, 0,5 lượng nhân sâm (chích mật). Đem các dược liệu để trên đất cho ra hỏa độc, sau đó nghiền nát thuốc và dùng một ít thuốc bột uống sau khi ăn.

10. Mắt sinh đính ế: 0,5 lượng ô tặc ngư, 3 phân trân châu bột, 3 phân hổ phách, 3 phân thạch quyết minh (nghiền nhỏ), 1 chỉ long não. Đem các vị thuốc nghiền nhỏ, sau đó bảo quản trong lọ thủy tinh.Khi dùng lấy một lượng thuốc bột vừa đủ uống cùng với nước ấm.Sử dụng 3 lần/ngày, liên tục trong 3 - 5 ngày.

BS. TRƯƠNG MINH HỮU HẠNH

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/thach-quyet-minh-vi-thuoc-tu-bien-tri-benh-ve-mat-n169048.html​

Tin liên quan