BV SẢN NHI TỈNH QUẢNG NGÃI
Địa chỉ: Đường Hùng Vương, TP QUảng Ngãi
TRUNG TÂM Y TÊ HUYỆN TƯ NGHĨA
Giams đốc: Phan Minh Đan
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN MỘ ĐỨC
Giám đốc: Võ Thanh Tân
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SƠN TỊNH
Giám đốc: Lê Quang Hải
TRUNG TÂM Y TẾ QUÂN DÂN Y KẾT HỢP
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂY TRÀ
Giám đốc: Đinh Văn Toàn
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SƠN TÂY
Giám đốc: Châu Nguyễn Thương
BVĐK KV Đặng Thùy Trâm
Giám đốc: Tô Tấn Do
BV Y học cổ truyền
TTYT HUYỆN NGHĨA HÀNH
Địa chỉ: Thị trấn Chợ Chùa - Huyện Nghĩa Hành - Tỉnh Quảng Ngãi
Giám đốc: BS Nguễn Thanh
Phó giám đốc: Bs Nguyễn Đợi
DĐ: 0914.096969
Một số hình ảnh hoạt động
Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại BVĐK Nghiã Hành
Niềm vui mẹ tròn con vuông
Máy Monitor được sử dụng trong theo dõi sản khoa
Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Dân số - KHHGĐ | ||||||||||||
I. Chức năng, nhiệm vụ 1. Vị trí và chức năng Chi cục Dân số-kế hoạch hóa gia đình (sau đây viết tắt là DS-KHHGĐ) tỉnh Quảng Ngãi là tổ chức trực thuộc Sở Y tế, thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ, bao gồm các lĩnh vực: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Y tế, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và tài khoản riêng (kể cả tài khoản ngoại tệ). 2. Nhiệm vụ và quyền hạn Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây theo sự phân cấp của Sở Y tế: 1. Trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm, chương trình, đề án về DS-KHHGĐ của tỉnh; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, cải cách hành chính, phân cấp quản lý, xã hội hoá công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của Chi cục. 2. Tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị cá biệt và chương trình, giải pháp, biện pháp huy động, phối hợp liên ngành trong lĩnh vực DS-KHHGĐ. 3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các chính sách DS-KHHGĐ, đào tạo nguồn nhân lực làm công tác DS-KHHGĐ của địa phương. 4. Giúp Giám đốc Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, dự án về DS-KHHGĐ sau khi được phê duyệt. 5. Xây dựng các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền. 6. Quản lý về quy mô DS-KHHGĐ: a) Theo dõi, quản lý biến động tăng, giảm dân số, đề xuất các giải pháp điều chỉnh mức sinh và tỷ lệ phát triển dân số trên địa bàn tỉnh; b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật đối với các hoạt động dịch vụ tư vấn kế hoạch hoá gia đình và quản lý các phương tiện tránh thai; quản lý các dịch vụ KHHGĐ trên địa bàn tỉnh; c) Hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện các đề án, mô hình liên quan đến quy mô DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh. 7. Quản lý về cơ cấu dân số: a)Theo dõi, tổng hợp về cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi trên địa bàn tỉnh; b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật để bảo đảm cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh ; c) Hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện đề án, mô hình liên quan đến điều chỉnh cơ cấu dân số trên địa bàn tỉnh. 8. Quản lý về chất lượng dân số: a) Theo dõi, tổng hợp về chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh; b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật để bảo đảm chất lượng dân số đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, việc triển khai thực hiện các mô hình cao chất lượng dân số trên địa bàn tỉnh. 9. Chủ trì, phối hợp với Các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông, vận động, giáo dục; cung cấp dịch vụ, tư vấn về các lĩnh vực DS-KHHGĐ, sức khỏe tình dục, sức khoẻ sinh sản vị thành niên và thanh niên. 10. Tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực DS-KHHGĐ. 11. Xây dựng hệ thông tin quản lý về DS-KHHGĐ; tổ chức thực hiện công tác thống kê, thông tin và báo cáo về DS-KHHGĐ theo quy định hiện hành. 12. Hướng dẫn, kiểm tra, tạo điều kiện và hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức dịch vụ công và thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực DS-KHHGĐ. 13.Giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực DS-KHHGĐ theo phân cấp của Sở Y tế. 14. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về DS-KHHGĐ cho cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã và cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, bản. 15. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; tài chính, tài sản được giao; quản lý các tổ chức sự nghiệp thuộc Chi cục; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Sở Y tế. 16. Kiểm tra, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực DS-KHHGĐ theo thẩm quyền. 17. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Y tế giao. II. Cơ cấu tổ chức
|
- Chi cục Dân số - KHHGĐ: Gồm số cán bộ, công chức, không quá 20 biên chế ( hiện tại có 15 biên chế và 05 hợp đồng)
- 14 Trung tâm Dân số - KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục Dân số - KHHGĐ và chịu sự quản lý nhà nước theo địa bàn của Uỷ ban nhân dân các huyện - thành phố.
- Tại mỗi Trung tâm Dân số - KHHGĐ có từ 5 đến 7 biên chế nằm trong tổng số biên chế sự nghiệp y tế của UBND tỉnh giao cho Sở Y tế.
- Trung tâm Dân số - KHHGĐ có tư cách pháp nhân, có trụ sở, có con dấu và có tài khoản riêng.
- Tại mỗi xã có 01 Chuyên trách Dân số - KHHGĐ, toàn tỉnh có 2750 Cộng tác viên.
1.Giới thiệu chung về đơn vị:
- Trung tâm y tế dự phòng Thành phố nằm ở trung tâm Thành phố Quảng Ngãi, địa chỉ : số nhà 14-Phạm Xuân Hoà – Thành phố Quảng Ngãi.
- TTYT DP Thành phố được thành lập theo Quyết định số :1268/ QĐ –UBND ngày 12 tháng 6 năm 2007 của UBND Tỉnh, về việc thành lập Trung tâm y tế dự phòng Thành phố Quảng Ngãi.
- Theo Quyết định số 593/QĐ-SYT ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Sở y tế Quảng Ngãi về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm y tế dự phòng Thành phố, tổ chức bộ máy TTYT DP Thành phố gồm Ban giám đốc, 02 phòng và 05 khoa trực thuộc có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng; phòng -chống HIV/AIDS; phòng;- chống bệnh xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm;chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khoẻ trên địa bàn thành phố Quảng ngãi.
-Từ ngày 01/01/2010 thực hiện Quyết định số: 2287/QĐ –SYT, về việc giao quyền quản lý Trạm y tế xã-phường, thị trấn cho các Trung tâm y tế dự phòng huyện, thành phố, Trung tâm y tế dự phòng Thành phố đã trực tiếp quản lý 10 Trạm y tế xã-phường.
- Địa chỉ email: phonghcthdptpqn@gmail.com
2. Thông tin về lãnh đạo đơn vị:
- Giám đốc: Lê Thị Bích Thu- BS chuyên khoa II
Điện thoại cơ quan: 055-3713328
Di động: 0314181344
* Giới thiệu chung về Bệnh viện:
Bệnh viện đa khoa huyện Tư Nghĩa có 150 giường bệnh, BV có tất cả 16 khoa phòng gồm:
- 03 Phòng chức năng: Phòng KHTH&VT-TBYT, Phòng TCKT, Phòng HC-TC.
- 08 khoa lâm sàng: Khoa Khám bệnh, Khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa Nội TH - YHDT, Khoa Nhi, Khoa Nhiệt đới, Khoa Ngoại TH - PHCN, Khoa Phụ sản, Liên chuyên khoa TMH-RHM-Mắt.
- 03 khoa cận lâm sàng: Khoa Dược, Khoa XN-XQ, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.
- 02 PKĐKKV là: Nghĩa Thắng và Nghĩa Hà.
Bệnh viện phục vụ khám chữa bệnh cho 187.698 người dân ở huyện Tư Nghĩa.
*Lãnh đạo:
• Th.S Phan Minh Đan Giám đốc
* Số điện thoại :
- DĐ BS Đan: 0905845682,phanminh.đan6@gmai.com.
- ĐT Cơ quan: 055. 3845144,Fax:055.3910003.
- Email:bvdktunghia@gmail.com.
1. Giới thiệu chung về đơn vị :
Tên đơn vị : BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN SƠN TỊNH
Địa chỉ : Xã Tịnh Ấn Tây-huyện Sơn Tịnh-tỉnh Quảng Ngãi
Điện thoại : 055.3842195.
* Quá trình thành lập : Tiền thân của Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Tịnh là Bệnh xá C12. Tháng 07/1982, UBND tỉnh Nghĩa Bình có Quyết định số: 794/QĐ-UB, quyết định chuyển Bệnh xá huyện Sơn Tịnh thành Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Tịnh. Đến tháng 03/1993, UBND huyện Sơn Tịnh có Quyết định số: 205/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Y tế huyện Sơn Tịnh, cơ cấu tổ chức gồm: Bệnh viện Đa khoa, Phòng khám khu vực, Đội vệ sinh phòng chống sốt rét, Đội Bảo vệ bà mẹ trẻ em, Sinh đẻ có kế hoạch, phòng chống bệnh xã hội, xét nghiệm … tháng 06/2007, UBND tỉnh Quảng Ngãi có Quyết định số: 1273/QĐ-UBND, về việc thành lập Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Tịnh.
* Cơ cấu tổ chức : Có 01 Phòng Kế hoạch Tổng hợp gồm các bộ phận: Tổ chức-hành chính, Tài vụ, Y vụ-văn thư lưu trữ, Điều dưỡng. Hệ điều trị có 09 đơn nguyên: Khoa Hồi sức tích cực-chống độc, khoa Nội Tổng hợp, khoa Ngoại Tổng hợp, khoa Truyền nhiễm, khoa Nhi, khoa Phụ sản, khoa Đông Y-PHCN, khoa Khám bệnh, Phòng Mổ; 02 khoa cận lâm sàng: Khoa XN-X quang, khoa Dược và 02 phòng khám Đa khoa khu vực là Tịnh Khê và Tịnh Bắc.
Số giường theo kế hoạch là : 160 giường; số giường thực kê: 204.
Biên chế hiện có là: 110 người, theo cấp học như sau:
- Đại học : 33 người, chiếm tỷ lệ: 30% (sau đại học 12)
- Trung học các loại: 65 người, chiếm tỷ lệ : 59%.
- Sơ học và cán bộ khác : 14 người, chiếm tỷ lệ : 11%.
2. Lãnh đạo đơn vị :
. Bác sĩ : Nguyễn Thiện : Chức vụ : P Giám đốc ;
ĐT: 055.3842527; DĐ : 0914114567.
. Bác sĩ : Nguyễn Thị Bích Ngọc: Chức vụ : Phó giám đốc
. DĐ : 0983217274.
Bác sĩ : Diệu
* Chức năng nhiệm vụ :
Bệnh viện Đa khoa huyện Sơn Tịnh là Bệnh viện tuyến huyện, hạng ba, có chức năng khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân huyện Sơn Tịnh và một số huyện lân cận trong tỉnh Quảng Ngãi.
Nhiệm vụ cụ thể được giao : Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo cán bộ y tế; nghiên cứu khoa học về y học; chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật; phòng bệnh; hợp tác Quốc tế về tham gia các chương trình hợp tác y tế với các tổ chức và cá nhân nước ngoài theo qui định của Nhà nước; Quản lý kinh tế-y tế … * Thành tích đã đạt được :
- 02 Huân chương Lao động hạng Ba (1999 và 2010)
- Bằng khen của Bộ Y tế liên tục trong các năm : 2008, 2009, 2010.
- Đạt danh hiệu “Bệnh viện xuất sắc toàn diện” trong ba năm liền 2008, 2009 và 2010.
- Nhiều giấy khen của Sở Y tế Quảng Ngãi và UBND huyện Sơn Tịnh.
- Đảng bộ được công nhận là tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh liên tục các năm 2008 đến 2010.
I. Thông tin chung của đơn vị:
1. Giới thiệu chung về đơn vị:
Đức Phổ là một huyện phía nam của tỉnh Quảng Ngãi, là huyện đồng bằng ven biển. Phía bắc giáp huyện Mộ Đức, phía nam giáp huyện Hoài Nhơn của tỉnh Bình Định, phía tây giáp huyện Ba Tơ, phía đông giáp biển Đông. Toàn huyện có 14 xã và 1 thị trấn với 91 thôn, trong đó 06 xã nằm dọc theo tuyến biển, 05 xã nằm dọc theo tuyến núi giáp huyện Ba Tơ; diện tích tự nhiên 372,76 km2. Tổng số có 34.934 hộ, dân số 140.593, có 71.434 nữ, mật độ dân số 377 người/km2. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 27 triệu đồng/năm. Dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh. Khoảng 75% dân số sống bằng nghề nông-lâm-ngư, có hai cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh, trục quốc lộ 1A và đường sắt quốc gia xuyên qua.
Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đức Phổ được thành lập theo Quyết định 2812/QĐ-UBND ngày 24/11/2006 của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trên cơ sở bộ phận còn lại của Trung tâm Y tế Đức Phổ (sau khi đã tách một số bộ phận để thành lập Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm).
Trung tâm Y tế dự phòng Đức Phổ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Quảng Ngãi, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự quản lý nhà nước của UBND huyện Đức Phổ và sự chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật của các Trung tâm thuộc hệ dự phòng, các Trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh.
Xếp hạng của đơn vị: Hạng III (ba).
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đức Phổ được Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi quy định tại Quyết định số 588/QĐ-SYT ngày 25/6/2007 của Sở Y tế Quảng Ngãi về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đức Phổ như sau:
- Chức năng: Trung tâm Y tế dự phòng Đức Phổ có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; phòng chống HIV/AIDS; phòng chống bệnh xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm; chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn huyện Đức Phổ.
- Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống các bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe trên cơ sở kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tế trên địa bàn huyện Đức Phổ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động sau:
a. Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về phòng chống dịch bệnh, HIV/AIDS, các bệnh xã hội, tai nạn thương tích, sức khỏe lao động và các bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, truyền thông giáo dục sức khỏe theo phân cấp và theo qui định của pháp luật;
b. Hướng dẫn giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các trạm y tế xã, thị trấn, các cơ sở y tế trên địa bàn;
c. Tham gia đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho cán bộ y tế cấp xã, nhân viên y tế thôn bản và các cán bộ khác;
d. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan;
đ. Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Sở Y tế phân công;
e. Thực hiện việc quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn vị theo qui định của pháp luật;
g. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo qui định của pháp luật;
h. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám độc Sở Y tế Quảng Ngãi hoặc UBND huyện Đức Phổ giao.
Ngày 01/01/2010 được Sở Y tế Quảng Ngãi giao nhiệm vụ quản lý toàn diện các Trạm Y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện tại Quyết định số 2287/QĐ-SYT ngày 31/12/2009 của Sở Y tế Quảng Ngãi.
Tổ chức bộ máy:
1. Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đức Phổ có Giám đốc và 01 đến 02 Phó Giám đốc (hiện tại có 01 Phó Giám đốc).
2. Các Phòng chức năng nghiệp vụ gồm:
- Phòng Hành chính tổng hợp;
- Phòng Truyền thông-Giáo dục sức khỏe;
- Khoa kiểm soát dịch, bệnh, HIV/AIDS;
- Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản;
- Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm;
- Khoa Y tế công cộng;
- Khoa Xét nghiệm.
Tại Trung tâm có 33 CBVC, có 02 Bác sĩ (01 bác sĩ chuyên khoa I), 19 y sĩ, 02 dược sĩ trung học, 04 điều dưỡng trung học, 02 NHS (01 NHS đang học cử nhân đại học), 02 kế toán (01 cao đẳng, 01 đang học đại học liên thông), 02 KTV xét nghiệm.
Tuyến xã có có 94 nhân viên y tế xã, trong đó có 11 hợp đồng, 88 nhân viên y tế thôn. Tại xã có 18 bác sĩ, 35 y sĩ (01 đang học Bác sĩ liên thông), 15 điều dưỡng trung học, 21 nữ hộ sinh trung học, 05 dược sĩ.
Trên địa bàn quản lý có 14 Trạm Y tế và Bệnh xá Đặng Thùy Trâm (Bệnh xá Đặng Thùy Trâm-xã Phổ Cường trực thuộc Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm).
1- Trạm Y tế xã Phổ Châu;
2- Trạm Y tế xã Phổ Thạnh;
3- Trạm Y tế xã Phổ Khánh;
4- Trạm Y tế xã Phổ Vinh;
5- Trạm Y tế xã Phổ Hòa;
6- Trạm Y tế xã Phổ Nhơn;
7- Trạm Y tế xã Phổ Văn;
8- Trạm Y tế xã Phổ Minh;
9- Trạm Y tế xã Phổ Ninh;
10- Trạm Y tế xã Phổ Phong;
11- Trạm Y tế xã Phổ An;
12- Trạm Y tế xã Phổ Quang;
13- Trạm Y tế xã Phổ Thuận;
14- Trạm Y tế thị trấn Đức Phổ.
Có 09 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2001-2010:
Năm 2008: Xã Phổ Khánh;
Năm 2009: Xã Phổ Cường, Phổ Châu, Phổ An, thị trấn Đức Phổ;
Năm 2010: Xã Phổ Hòa, Phổ Văn, Phổ Quang, Phổ Ninh.
Phấn đấu năm 2011 xây dựng 04 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: Phổ Minh, Phổ Thạnh, Phổ Nhơn, Phổ Phong.
2. Họ và tên, chức danh, số điện thoại của lãnh đạo đơn vị:
Võ Văn Thuận Phó Giám đốc Bác sĩ đa khoa 055. 2213 437
0989977126
3. Trụ sở:
Thị trấn Đức Phổ, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi).
Giám đốc: Võ Hùng Viễn
Địa chỉ: Thị trấn Trà Bồng
Giám đốc: Đinh Hồng NhíaĐịa chỉ: Thị trấn Di Lăng
Giám đốc: Đinh Thị HợiĐịa chỉ: Thị trấn Ba Tơ
Giám đốc: Đinh Thị Mai HươngĐịa chỉ: Thị trấn Minh Long
Giám đốc: Đinh Muôn Địa chỉ: 444 Nguyễn Du, TP Quảng Ngãi
Giám đốc: Nguyễn AnhTel: 055 8220556
Văn phòng: 055 835022
GIỚI THIỆU TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM
THUỐC, MỸ PHẨM, THỰC PHẨM TỈNH QUẢNG NGÃI
(Quang Ngai Provincial Centre of Drug, Cosmetic and Food Quality Control)
Địa chỉ: 978B Quang Trung, TP. Quảng Ngãi
Điện thoại: 055 382 2829 Fax: 055 382 5212
Email: kiemnghiemqng@gmail.com
Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi là đơn vị sự nghiệp khoa học phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về chất lượng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và các yêu cầu khác có liên quan đến chất lượng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm của các đơn vị sản xuất và kinh doanh.
Tổ chức Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi gồm các đơn vị như sau:
Lãnh đạo Trung tâm:
1. Giám đốc: DSCKI. Bùi Thị Bích Liên
ĐT: 055 2210602
2. Phó Giám đốc: DSCKI. Nguyễn Thị Ngọc Liên
ĐT: 055 2210603
Các phòng chức năng và chuyên môn:
1. Phòng Hành chính tổng hợp
Trưởng phòng: DSCKI. Nguyễn Thị Ngọc Liên
2. Phòng Hoá lý – Đông dược - Dược liệu
Trưởng phòng: DSCKI. Phan Thanh Bảng
Phó phòng: DSCKI. Phạm Ngọc Hoàng
3. Phòng Dược lý – Vi sinh - Mỹ phẩm
Trưởng phòng: DSCKI. Đào Hữu Mô
Phó phòng: DS. Huỳnh Kim Thanh
Chính sách hoạt động của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi:
1. Phương châm hành động của chúng tôi là:
- Chính xác, khách quan trong kỹ thuật.
- Chặt chẽ trong nghiệp vụ.
- Bản lĩnh trong quản lý.
- Đạo đức trong nghề nghiệp.
Mọi cán bộ, viên chức làm việc tại Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm phải giữ gìn đạo đức: Cần - Kiệm – Liêm – Chính – Chí công – Vô tư, vững vàng trước mọi cám dỗ của cơ chế thị trường.
2. Đảm bảo kết quả phân tích, kiểm nghiệm công bố là chính xác, trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận chất lượng của mình trên cơ sở mẫu nhận hoặc lấy theo đúng qui chế lấy mẫu và tiêu chuẩn chất lượng để kiểm nghiệm được Bộ Y tế ban hành hoặc thẩm định và chấp nhận.
3. Thoả mãn đầy đủ, chính xác các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu của qui chế, pháp luật qui định.
4. Liên tục hoàn thiện chất lượng thông qua việc xác định rõ mục tiêu, kế hoạch chất lượng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước và có dự án cụ thể cho từng giai đoạn đó.
5. Quyết tâm xây dựng, thực hiện và duy trì Hệ thống chất lượng phù hợp với yêu cầu quản lý phòng kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 ở tất cả các đơn vị trong Hệ thống chất lượng của Trung tâm.
6. Sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn kinh phí do nhà nước cấp và do thu phí kiểm nghiệm. Đào tạo cán bộ và phát triển kỹ thuật nhằm ngày càng nâng cao chất lượng kiểm nghiệm.
7. Tạo mọi điều kiện để đảm bảo môi trường và điều kiện làm việc.
8. Khuyến khích mọi cán bộ, viên chức không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng thực hành, tiến kịp với trình độ chung trong khu vực ASEAN và thế giới, góp phần thực hiện nghiêm túc và không ngừng cải tiến, hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng của Trung tâm đã nêu trong Sổ tay chất lượng này.
9. Ban Giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Quảng Ngãi cam kết:
- Không gây bất kỳ sức ép nào về chính trị, tổ chức hay tài chính làm ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan của các phòng kiểm nghiệm của Trung tâm.
- Không để xảy ra hiện tượng tiêu cực do lợi dụng chức quyền gây khó khăn cho khách hàng và tất cả các đối tượng được quản lý về chất lượng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm trên thị trường.
Giám đốc: Hồ Minh Nên
Địa chỉ: Đường Bùi thị Xuân, TX Quảng NgãiĐiện thoại: 055 823539
Địa chỉ: số 10 Nguyễn Trãi
Giám đốc: Ô. Nguyễn Cường
Điện thoại: 055 823911THÔNG TIN BỆNH VIỆN TÂM THẦN QUẢNG NGÃI
Địa chỉ: Tổ 4 – Phường Nghĩa Lộ - TP Quảng Ngãi
Email: Benhvientamthanqn@gmail.com
ĐT: 055.3826149
Được sự đầu tư của UBND tỉnh, Sở Y tế, Bệnh viện Tâm thần TW. Bệnh viện Tâm thần Quảng Ngãi đã được xây dựng với qui mô thiết kế 100 giường bệnh và có quyết định thành lập từ ngày 13 tháng 07 năm 2007. Chính thức đi vào hoạt động điều trị nội trú từ tháng 12 năm 2008 với chỉ tiêu kế hoạch 70 giường bệnh, năm 2011 được nâng cao với chỉ tiêu kế hoạch 80 giường bệnh, đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân tỉnh nhà trong tình hình mới.
I/CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ:
1. Cơ sở hạ tầng:
Bệnh viện có nhà xây kiên cố, chắc chắn, đảm bảo an toàn, đảm bảo dây chuyền hoạt động liên hoàn, thuận tiện cho việc khám chữa bệnh, thực hiện chức năng của một bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, hạng III.
Bệnh viện đã triển khai hoạt động Khoa Khám bệnh – HSCC, Khoa Tâm thần Nam, Khoa Tâm thần Nữ, Khoa Dược – Cận lâm sàng, Phòng Tâm lý liệu pháp, khu Căng tin. Hiện nay, đang xúc tiến xây dựng hoàn thiện khu nhà Hành chính và các khu vực phụ cận khác. Sắp đến sẽ triển khai hoạt động các Khoa: Khoa điều trị Tâm căn, Khoa Người già – Trẻ em, Khoa Phục hồi chức năng, Khoa Dinh dưỡng, Khoa chống Nhiễm khuẩn...
2.Trang thiết bị - Vật tư y tế:
Đến nay, Bệnh viện đã được trang bị một số trang thiết bị y tế chuyên dụng như: máy điện não, máy lưu huyết não, máy điện tim, máy siêu âm màu Doppler 4D, máy ghi điện cơ, máy kích thích thần kinh cơ, máy siêu âm điều trị, máy huyết học tự động, máy tạo oxy di động, máy X-Quang cố định cao tầng, máy điện giải đồ, đèn soi đáy mắt, Monitor theo dõi bệnh nhân, bơm tiêm điện, máy sốc điện và một số trang thiết bị khác.
Nhìn chung, về cơ bản cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Bệnh viện đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao và nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân tỉnh nhà ngày càng nâng cao về chất lượng.
II/ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY
1. Tổ chức Chính trị - Xã hội:
1.1. Chi bộ Đảng:
* Tổng số: 14 đồng chí.
* Trong đó cấp ủy: 03 đồng chí.
- 01 đồng chí bí thư chi bộ.
- 01 đồng chí phó bí thư chi bộ.
- 01 đồng chí ủy viên
1.2. Công đoàn cơ sở:
* Tổng số: 58 đồng chí.
* Trong đó BCH Công đoàn: 05 đồng chí.
- 01 đồng chí chủ tịch.
- 01 đồng chí phó chủ tịch.
- 03 đồng chí ủy viên.
1.3. Đoàn thanh niên:
* Tổng số: 25 đồng chí.
* Trong đó BCH Đoàn thanh niên: 03 đồng chí.
- 01 đồng chí bí thư chi đoàn.
- 01 đồng chí phó bí thư chi đoàn.
- 01 đồng chí ủy viên.
2. Ban giám đốc:
- Giám đốc: Bác sỹ Nguyễn Thanh Quang Vũ
Email: dr.quangvuqn@gmail.com
ĐT: 0914026915
Fax: 055.3826149
- Phó Giám đốc: Bác sỹ Nguyễn Hoàng Hải.
ĐT: 0913418309
3. 05 phòng chức năng:
- Phòng tổ chức - Hành chính.
- Phòng Tài chính - Kế toán.
- Phòng Chỉ đạo tuyến.
- Phòng KHTH - Vật tư y tế.
- Phòng Điều dưỡng.
4. 04 khoa lâm sàng:
- Khoa Khám bệnh - hồi sức cấp cứu.
- Khoa tâm thần Nam.
- Khoa tâm thần Nam.
- Khoa tâm thần Nữ.
- Khoa Dược - Cận lâm sàng.
III/ TÌNH HÌNH NHÂN LỰC:
Tổng số nhân lực 64 người.
- Bác sỹ: 09 trong đó
+ Thạc sỹ: 01
+ Bác sỹ Chuyên khoa I: 05
- Dược sỹ ĐH: 01
- Cử nhân điều dưỡng ĐH: 01
- Kỹ sư: 01
- Kế toán ĐH: 02
- Đại học khác: 02
- Trung học: 33
- Hộ lý: 05
- Lái xe: 01
- Nhân viên khác: 09
IV/ DỊCH VỤ Y TẾ
Tổ chức hoạt động dịch vụ y tế của bệnh viện chủ yếu là khám chữa bệnh, điều trị nội trú và ngoại trú cho nhân dân thuộc lĩnh vực chuyên khoa tâm – Thần kinh áp dụng theo các chế độ miễn phí, viện phí và BHYT theo đúng qui định ban hành và phù hợp với khả năng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Đặc biệt, Bệnh viện ngày càng thu hút các đối tượng bệnh lý tâm căn và một số bệnh lý thần kinh khác đến khám bệnh ngày càng đông như : phản ứng stress, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn giấc ngủ, các rối loạn mạch máu não (rối loạn tuần hoàn não, h/c Migraine, đau đầu vận mạch....) đau thần kinh vai gáy...qua các dịch vụ hỗ trợ cận lân sàng như: thực hiện các test tâm lý, đo điện não, đo lưu huyết não, đo điện cơ...
Qua gần 3 năm hoạt động và điều trị nội trú với chỉ tiêu kế hoạch 70 giường bệnh. Bệnh viện đã đạt được một số kế quả sau:
IV/ CÁC DỊCH VỤ KỸ THUẬT CHUYÊN KHOA TẠI BỆNH VIỆN
Điện não đồ, điện cơ, lưu huyết não...là những kỹ thuật cận lâm sàng không can thiệp, đơn giản, nhẹ nhàng, nhanh gọn...
1. Điện não đồ:
Nhằm ghi các hoạt động điện sinh học của tế bào não riêng biệt hay một tập hợp tế bào não dẫn truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua võ não và da đầu. Hình ảnh điện não ghi được bằng hệ thống máy phản ảnh chức năng sinh lý, bệnh lý của một vùng bán cầu hoặc toàn bộ não liên quan với các triệu chứng lâm sàng, bổ sung cho chuẩn đoán và theo dõi bệnh.
*Chỉ định trong các trường hợp:
- Động kinh.
- Các Loại cơn co giật không động kinh.
- Các rối loạn mạch máu não (rối loạn tuần hoàn não, h/c Migraine, đau đầu vận mạch....).
- Tổn thương choáng chỗ, u não, chấn thương sọ não.
- Bệnh lý rối loạn chuyển hóa.
- Các rối loạn tâm thần.
- Sa sút trí tuệ.
2.Lưu huyết não:
Nhằm đánh giá sự đàn hồi, mềm dẻo của thành mạch máu não, tốc độ tuần hoàn và lưu lượng tuần hoàn máu não.
*Chỉ định trong các trường hợp:
- Thiểu năng tuần hoàn não.
- Xơ vữa động mạch não.
- Cao huyết áp.
- Hội chứng Migrain.
- Phù não và tăng áp lực nội sọ.
- Một số bệnh lý khác liên quan đến tuần hoàn não.
3. Điện cơ:
Là phương tiện cơ bản để chẩn đoán các bệnh lý thần kinh ngoại biên và các bệnh lý về cơ như:
- Hội chứng ống cổ tay.
- Hội chứng Guillain Barré.
- Bệnh nhược cơ.
- Bệnh loạn dưỡng cơ.
- Các bệnh lý tổn thương đám rối thần kinh.
* Trong thời gian tới Bệnh viện sẽ tiếp tục triển khai một số kỹ thuật như: Siêu âm màu, siêu âm Doppler xuyên sọ, Xquang...
V.ỨNG DỤNG TÂM LÝ VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHUYÊN KHOA
Trước quá trình đổi mới và đô thị hoá ngày càng gia tăng, sức ép của công việc, sức ép của những biến đổi tác động lên đời sống tình cảm của con người trong xã hội khác nhau, có thể dẫn đến những biến đổi cảm xúc, sai lệch hành vi, biến đổi nhân cách, ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần con người. Việc trị liệu tâm lý ngày càng có vai trò quan trọng.
Ngày nay chẩn đoán tâm lý đã trở thành một khoa học thực thụ và được sử dụng rộng rãi trong giải quyết các vấn đề hoạt động thực tiễn của con người. Trong y học lâm sàng, khoa học chẩn đoán tâm lý đã góp phần phát hiện các lệch lạc tâm lý, nhân cách của con người, giúp cho thầy thuốc chẩn đoán bệnh được chính xác và điều trị người bệnh đạt hiệu quả toàn diện hơn.
Ở tỉnh ta Bệnh viện Tâm thần Quảng Ngãi là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực khám và điều trị bệnh tâm thần. Bệnh viện đã triển khai áp dụng các test tâm lý và liệu pháp tâm lý trong việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị để nâng cao chất lượng khám, điều trị, chăm sóc bệnh tâm thần cho nhân dân.
2.Công tác chăm sóc và phục hồi chức năng:
*Liệu pháp văn hóa:
- Nhằm tạo điều kiện cho bệnh nhân luyện tập về trí nhớ đã bị giảm sút do quá trình bệnh.
- Luyện tập về kỹ năng xã hội: Bệnh nhân được tập lại những cách thức ứng xử với giáo viên, với bệnh nhân khác trong lớp học... Đó là những điều bệnh nhân đã từng trải qua nhiều năm trong nhà trường. Đồng thời, bệnh nhân có điều kiện được tăng cường giao tiếp và hiểu biết lẫn nhau.
- Giúp nhân viên quản lý bệnh nhân một cách sinh động.
*Liệu pháp nhóm:
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội cho bệnh nhân (hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các bệnh nhân)
- Tập hợp giải quyết những vấn đề khó khăn của cá nhân (về bệnh tật, cũng như trong cuộc sống)
- Dùng động lực nhóm để nắn chỉnh những hành vi không phù hợp của bệnh nhân.
*Liệu pháp âm nhạc:
Bệnh nhân có điều kiện rèn luyện các chức năng tâm thần như:
- Cảm xúc-tình cảm.
- Tình cảm.
- Hành vi (hoà hợp với tập thể).
* Liệu pháp lao động: (đây là liệu pháp quan trọng trong điều trị bệnh tâm thần)
- Lao động huy động mọi khả năng hoạt động tâm thân của bệnh nhân.
- Lao động cho bệnh nhân quên những cảm giác khó chịu do ảo giác, hoang tưởng gây ra, bớt lo lắng về bệnh, mất ý nghĩ đen tối khi ngồi không, suy nghĩ miên man.
- Lao động làm cho bệnh nhân gắn liền với tập thể trong dây chuyền sản xuất, tăng tính tổ chức, kỷ luật.
- Giúp bệnh tự đi lại sinh hoạt, có thể chăm sóc được bản thân mình.
- Giúp bệnh nhân tái hoà nhập cộng đồng tốt hơn (tự lao động sẽ cảm thấy bản thân sống có giá trị hơn).
* Liệu pháp thích ứng xã hội: (bệnh nhân tâm thần mạn tính có khuynh hướng thoát ly thực tế xã hội, không tiếp xúc, không muốn hoạt động)
- Nhằm làm cho bệnh nhân tâm thần không tách rời quá xa các phương thức sinh hoạt xã hội.
- Tạo điều kiện cho bệnh nhân được tiếp tục sinh hoạt học tập theo khuynh hướng năng khiếu, sở thích.
- Làm cho bệnh nhân tự tin hơn khi tái hoà nhập với cộng đồng.
Địa chỉ: Đường Bàu Giang- Cầu mới, TP Quảng Ngãi
Giám đốc: Ô. Nguyễn BéTel-Fax: 055
Địa chỉ: 477 Đường Quang Trung, TP Quảng Ngãi
Giám đốc:Ô. Lê Văn PhươngĐiện thoại: 055 823540
Giám đốc: Nguyễn Thị Tiết
Điện thoại: 055 823887Địa chỉ: Lê Hữu Trác, TP Quảng Ngãi
Số điện thoại thường trực: 055 823070
Số điện thoại cấp cứu: 115 hoặc 055 822888
Giám đốc: TS Huỳnh Giới
Điện thoại: 0914.083.903
Mail:
Phó giám đốc: Hoàng Trọng Quang
Điện thoai:
Mail:
Phó giám đốc: Nguyễn Thái Hưng
Điện thoại: 0914.017.443
CHI CỤC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TỈNH QUẢNG NGÃI
I. Giới thiệu Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm:
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi được thành lập theo Quyết định số 1139/QĐ-UBND ngày 20/7/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh.
1. Địa chỉ: số 50 Trương Quang Giao, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Điện thoại: 055.3715241 Fax: 055.3715243.
Email: ccattpquangngai@gmail.com
2. Cơ quan quản lý: Sở Y tế Quảng Ngãi.
3. Các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
3.1. Tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, kế hoạch năm năm và quy chế phối hợp liên ngành trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm;
3.2. Trình Giám đốc Sở Y tế ban hành kế hoạch hàng năm, chương trình, đề án, dự án về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
3.3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình mục tiêu, chương trình hành động, đề án, dự án đã phê duyệt về vệ sinh an toàn thực phẩm;
3.4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống theo phân cấp quản lý; triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
3.5. Phối hợp với các đơn vị liên quan ở địa phương hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo chuỗi cung cấp thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng;
3.6. Giúp gám đốc Sở Y tế trong việc cấp, đình chỉ và thu hồi các giấy chứng nhận liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Y tế;
3.7. Thực hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
3.8. Tổ chức công tác thông tin, phổ biến kiến thức và pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
3.9. Chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho các tuyến; tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh;
3.10. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành;
3.11. Quản lý tổ chức, biên chế, tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Sở Y tế;
3.12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Y tế giao;
4. Cơ cấu tổ chức: Chi cục có các phòng chuyên môn nghiệp vụ như sau:
4.1. Phòng Hành chính - Tổng hợp;
4.2. Phòng Đăng ký và chứng nhận sản phẩm;
4.3. Phòng Thông tin, Truyền thông và quản lý ngộ độc thực phẩm;
4.4. Phòng Thanh tra.
5. Nhân sự: Chi cục hiện có 16 nhân viên trong đó có 12 biên chế, 01 hợp đồng 68 và 03 hợp đồng.
II. Giới thiệu lãnh đạo Chi cục:
1. Ông Đặng Chính Chức vụ: Chi cục trưởng
Điện thoại cơ quan: 055.3715243 ĐTDĐ: 0914.241.963
Địa chỉ: Số: 970 Quang Trung, TP Quảng Ngãi
Điện thoại: 055 828099
Giám đốc: Mai Hữu Hậu
Phó Giám đốc: Phạm Hùng